Những nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản
Nhật Bản được biết đến là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, kế thừa và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa Nhật Bản luôn thể hiện sự đậm đà bản sắc dân tộc mà không thể lẫn với bất kỳ quốc gia nào, tạo nên những nét đặc trưng riêng, không bị mai một theo thời gian mà còn được truyền bá sang nhiều quốc gia khác. Chúng ta cùng tìm hiểu một số nét đặc trưng chính trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc này nhé.
1. Núi Phú Sỹ
Núi Phú Sỹ là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhân vào ngày 22/3/2016, được coi là biểu tượng của đất nước Nhật Bản, nên được người dân đặt là Fuji – san (được coi như một vị thánh). Nó thường được mô tả trong các sáng tác nghệ thuật cũng như được nhiều du khách khắp nơi trên thế giới ghé thăm khi tới Nhật Bản.
2. Hoa anh đào
Nhắc đến Nhật Bản, không thể không nhắc tới hoa anh đào. Vì nó được coi là Quốc hoa, được người dân Nhật vô cùng yêu thích, và được trồng ở khắp mọi nơi: trên đường phố, công viên, ven sông, dọc bờ kênh, trong sân các ngôi biệt thự… Với người Nhật, hoa anh đào tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng, là loại hoa “thoắt nở thoắt tàn” nên được các samurai rất yêu thích, vì nó tượng trưng cho “con đường chết” của người võ sĩ (sống và chết như hoa anh đào). Vào mùa hoa anh đào nở, nước Nhật được bao phủ một đám mây hoa, những cánh hoa rụng lả tả trong gió khiến đất nước Nhật trở nên vô cùng lãnh mạn và kiều diễm. Người dân Nhật cũng tổ chức lễ hội mừng hoa trên khắp cả nuowcs vào mùa hoa anh đào nở, thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại, còn người già ngồi uống rượu sake dưới gốc cây.
3. Rượu Sake
Rượu Sake là loại rượu đặc trưng có từ ngàn xưa của xứ sở Phù Tang, được nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men của người Nhật và đi kèm với khá nhiều quy tắc. Dựa vào những thời điểm khác nhau mà người Nhật cũng sẽ sử dụng các loại rượu khác nhau. Trong văn hóa Nhật, người trẻ phải rót rượu cho người già nhất trước và khi có người rót rượu sake cho bạn, bạn cần phải giữ cốc rượu bằng 1 tay và tay kia kê phía dưới cốc để thể hiện phép lịch sự.
4. Văn hóa Trà đạo
Trà đạo đã trở thành một nghệ thuật thưởng thức trà cũng như là một nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản. Với chúng ta đó chỉ là một cốc trà xanh bình thường nhưng với người Nhật cốc trà này lại rất đặc biệt vì nó mở ra trong tâm hồn họ một chân trời rộng lớn. Họ tin rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo có thể tìm thấy được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ : “hòa”, “kính”, “thanh”, “tịch”. Trong đó, “Hòa” chính là là hòa bình; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; “Thanh” là thanh tịnh, thanh khiết; còn “Tịch” tức là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.
5. Trang phục truyền thống Kimono
Bộ Kimono của Nhật Bản thực sự đã tạo nên một câu chuyện thú vị bởi kiểu dáng độc đáo, bởi cách mặc và làm nên một bộ Kimono khá cầu kỳ, và bởi ngay cả sự hiện diện đặc sắc trong những dịp nghi lễ của người Nhật. Kimono không đơn thuần là trang phục truyền thống mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật, thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết.
Theo văn hóa Nhật Bản, các cô gái khi tròn 20 tuổi sẽ diễn ra nghi lễ trưởng thành, và đó là lúc cô gái mặc bộ Kimono truyền thống, hoặc trong lễ cưới, trong các lễ hội truyền thống. Thậm chí Kimono cũng được mặc ngay trong đám tang.