Học chữ Hán Giản Thể hay Phồn Thể?
Người học tiếng Trung thường nghe thấy khái niệm chữ Hán Giản thể và chữ Hán Phồn Thể. Vậy hai loại chữ Hán này dùng để làm gì và trong những bối cảnh nào, Cao đẳng Ngoại Ngữ sẽ giúp bạn tìm hiểu:
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu mục đích của hai loại chữ Hán này nhé:
a) Giản thể
Ngôn ngữ phổ thông và được áp dụng trên toàn đất nước Trung Quốc là chữ Giản Thể. Vì vậy, nếu bạn cần du học Trung Quốc hay muốn làm ở những công ty do người Trung Quốc làm chủ thì tất nhiên phải học giản thể rồi.
b) Phồn thể
Học Phồn Thể sẽ giúp bạn hiểu sâu xa ý nghĩa tiếng Trung hơn. Do đó, nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Trung Quốc thì nên học Phồn thể. Ngoài ra, đây là ngôn ngữ của Đài Loan mà đến giờ họ vẫn bảo tồn. Nếu bạn cần đi xuất khẩu lao động tới Đài Loan thì nên học phồn thể nhé.
Hơn thế nữa, Giản thể hay Phồn thể là cách viết, không bao gồm phát âm.
Trong cách phát âm của người Trung Quốc được chia làm 2 loại như sau: Tiếng Trung Quốc chuẩn (gồm tiếng Bắc Kinh hay tiếng Quan Thoại) và Tiếng Trung Quốc địa phương (gồm tiếng Đài Loan, tiếng Quảng Đông, tiếng Ngô hay còn gọi là tiếng Thượng Hải…)
Theo truyền thống của người Trung Quốc, chữ Hán phồn thể là tinh hoa của dân tộc được lưu truyền từ ngàn đời nay. Mỗi chữ có một nguồn gốc khác nhau, gửi gắm những bài học, thông điệp để dạy cách làm người.
Ví dụ:
“Nhân chi sơ, tính bản thiện” (人之初,性本善) đến “Nhân bất học, bất tri nghĩa” (人不學,不知義): nói về bản tính của con người là thiện và về tầm quan trọng đối với việc dạy dỗ của người thầy và vấn đề học tập của con trẻ.
Tuy nhiên, tới khi Đảng Cộng sản Trung Hoa làm công cuộc đổi mới đất nước, muốn xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục. Do đó, một hệ thống chữ viết mới, đơn giản và dễ học hơn đã ra đời. Đó là chữ Giản thể.
Ví dụ cách viết: Từ YÊU trong tiếng Trung Giản Thể đã bị lược đi bộ tâm 心. Cũng có nghĩa: Yêu mà không có trái tim.
Một số cách viết ở các khu vực sử dụng tiếng Trung Quốc như sau:
Khu vực | Tiếng nói | Cách viết |
Trung Quốc | Tiếng Trung chuẩn, tiếng địa phương | Giản thể |
Hồng Kông | Quảng Đông, Tiếng Trung chuẩn | Phồn Thể, Giản Thể |
Đài Loan | Tiếng Trung chuẩn, Tiếng Phúc Kiến | Phồn Thể |
Singapore | Tiếng Trung chuẩn, Tiếng Quan Thoại | Giản Thể |
Ma Cao | Tiếng Quảng Đông (đa số) | Giản Thể |
Trên đây là cách giải thích về tiếng Giản thể và tiếng Phồn thể để độc giả có cái nhìn rõ hơn về hai loại chữ viết này, đồng thời định hướng về cách học cho riêng mình. Theo quan điểm của Cao đẳng Ngoại ngữ, nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Trung Quốc, nên tìm hiểu về chữ giản thể trước. Khi đã hiểu sâu về tiếng Trung và đi sâu hơn về khía cạnh ngôn ngữ, ta sẽ nghiên cứu thêm về Phồn thể.